<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Chuyện Xưa Tích Cũ : Tô Đông Pha chữa Vương An Thạch
Tác giả: Sưu tầm

Chuyện Xưa Tích Cũ :  Tô Đông Pha chữa Vương An Thạch

          Tô Đông Pha (苏东) đọc thơ của Vương An Thạch 王安石, thấy có hai câu :

          Minh nguyệt sơn đầu khiếu,

         

          Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.

         

          Dịch nghĩa :

          Trăng sáng nơi đầu núi,

          Chó vàng nằm giữa hoa.

          Đọc hai câu thơ, Tô Đông Pha cho là vô lý vì theo ông :  Trăng sáng (明月 minh nguyệt) sao lại kêu ở đầu núi ?  Chó vàng (黄犬 hoàng khuyển) sao lại nằm ở giữa bông hoa ?   Nghĩ vậy, ông liền cầm bút sửa chữ khiếu” thành chữ chiếu” và chữa chữ tâm” thành chữ âm” :

         

         

          Minh nguyệt sơn đầu chiếu,

          Hoàng khuyển ngọa hoa âm.

          Dịch nghĩa :

          Trăng sáng soi đầu núi,

          Chó vàng nằm dưới hoa.

          Tô Thức (), dám mạo phạm chữa thơ tể tướng.

          Về sau, vì công kích tân pháp của Vương An Thạch. Tô Đông Pha bị dáng chức, đổi ra làm quan ở Hoàng Châu. Sau một thời gian, chợt Tô Đông Pha phát hiện, ở Hoàng Châu có một loại chim có tên là chim “minh nguyệt” và cũng tại địa phương này có một loại sâu được dân bản xứ gọi với cái tên rất giống chó, đó là sâu “hoàng khuyển”. Bấy giờ, Tô Đông Pha mới biết là mình nhầm, kiến thức còn kém xa kiến thức của thi nhân họ Vương nên vội dâng thư về triều thỉnh tội.

          Có người cho rằng :  Vương An Thạch đã cố tình đày thi nhân họ Tô đến Hoàng Châu để cho chừa cái tội dám chữa thơ của Thừa Tướng. Không biết thật hư thế nào ?.

          Bài sưu tầm.

          [1] Vương An Thạch, người đất Lâm Xuyên, Giang Tây. Tự là Giới Phủ, hiệu là Bán Sơn Lão Nhân. Rất thông minh, học giỏi, tính ông ham đọc sách, thương người. Là nhà thơ, Học giả, Chính trị gia. Hai lần làm Tể Tướng (lần thứ nhất 1069-1074) trong thời vua Tống Thần Tông. Cũng cần biết, năm 1075 sau khi được phục chức Tể Tướng (lần hai), Vương An Thạch đã chủ trương cho quân xâm chiếm Việt Nam, bị Lý Thường Kiết và Tôn Đản, với chiến lược “Tiên phát chế nhân” đã đánh tan ý đồ xâm lược, làm cho quan quân nhà Tống thua liểng xiểng ngay tại trung tâm sào huyệt của quân xâm lược là thành Ung Châu (nơi tập trung binh lực thuộc đất nhà Tống).

* * * * * * *

Tình Bạn Đẹp Ngày Xưa  (Tô Đông Pha & Vương An Thạch)

          Biết là bạn coi thường mình nhưng Vương An Thạch chỉ im lặng không nói gì cả. Có một lần Vương An Thạch chủ động mời Tô Đông Pha đến tư dinh Tể tướng của mình chơi để đàm đạo chuyện văn chương. Khi Tô Đông Pha đến, Vương An Thạch cố ý vắng mặt một cách tế nhị khi Tô Đông Pha bước vào thư phòng của ông . Vì không thấy chủ, lại thấy trên bàn có một bài thơ đã làm xong và một bài đang viết dở. Vì giỏi thơ, khi nhìn thấy có thơ là ông liếc mắt đọc ngay. Một bài có đôi câu như sau :

          “Minh nguyệt sơn đầu khiếu,

          Hoàng khuyển ngọa hoa tâm”.

          Tô Đông Pha nhíu mày, nhăn trán suy nghĩ :  Minh nguyệt là ánh trăng sáng, mà khiếu là hót. Vậy thì ánh trăng sáng, sao mà lại hót được ở đầu núi nhỉ ?  Câu tiếp là Hoàng khuyển là con chó vàng thì làm sao lại ngọa (nằm) được ở trong tâm (giữa) bông hoa ?  Ông lắc đầu và tỏ rõ ý coi thường tác giả của bài thơ. Ông nghĩ “Vậy mà người ta cứ đồn là Vương An Thạch giỏi” ?  Nhân lúc vắng chủ nhà, và sẵn tiện có bút mực tại chỗ, ông sửa lại ngay hai câu thơ là :

          “Minh nguyệt sơn đầu chiếu,

          Hoàng khuyển ngọa hoa âm”.

          Có nghĩa là ánh trăng chiếu nơi đầu núi và con chó vàng nằm dưới bóng của bông hoa. Sửa xong hai câu thơ trên, Tô Đông Pha tỏ vẻ rất hài lòng và cho rằng khi đọc lại hai câu thơ này thì Vương An Thạch phải phục tài của mình lắm.

          Thơ phải sửa như thế mới đúng ngữ và nghĩa chứ !

          Đọc tiếp bài văn thứ hai, thấy Vương An Thạch tả cảnh mùa đông lạnh lẽo, tuyết rơi, hoa cúc rụng tơi tả. Tự liên hệ, ông thấy rất bực mình vì trên thực tế không bao giờ có chuyện hoa cúc lại rụng. Với hoa cúc, khi tàn héo nó vẫn cứ bám vào đài và thân hoa cho đến khi cây cúc chết. (Hoa cúc như vậy nên các đôi trai gái khi yêu thường lấy hoa làm biểu tượng để tặng cho nhau thể hiện sự chung thủy của mình) Ông cầm bút viết ngay vào bên cạnh bài văn để nói thẳng với tác giả rằng “Hoa cúc không bao giờ rụng cả”.

          Biết mình chức, tước và phẩm hàm còn dưới Vương An Thạch nên lúc ra về suy nghĩ lại, ông biết mình phạm thượng, vì Vương An Thạch là quan đầu triều, chỉ dưới có một mình vua (dưới một người, trên muôn vạn người). Thế nào mình cũng sẽ bị trị tội, bị trả thù là cái chắc.

          Quả đúng như dự đoán, sau một thời gian ngắn Tô Đông Pha nhận được “ trát” điều đi nhậm chức tận vùng phương Bắc xa xôi như đi “đầy”. Tô Đông Pha hối hận và nhận ra hậu quả việc làm bồng bột của mình !  Còn với tể tướng Vương An Thạch, sau khi ban “trát” điều Tô Đông Pha đi, ông hạ lệnh” các quan lại địa phương mà Tô Đông Pha đến làm việc là phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông tìm hiểu đất đai, thổ nhưỡng cũng như thiên nhiên vùng đó và phải đối xử với tiên sinh Tô Đông Pha như bậc đại khách”.

          Là một người yêu thiên nhiên và biết cảm thông với nỗi thống khổ của người dân ở vùng đất khô cằn, khắc nghiệt, Tô Đông Pha thường xuyên tiếp xúc với dân, ông thỏa sức du ngoạn để tìm hiểu về con người và đất đai khắp vùng. Vì sống hòa đồng và hết sức thân thiện với mọi người nên ông đi đến đâu cũng được từ quan đến dân đón tiếp chân thành và nồng thắm.ó một lần đến thăm một làng quê nọ Tô Đông Pha bỗng nghe thấy tiếng chim lạ hót véo von, tiếng hót rất trong lại vang vọng vào núi đá. Nhà thơ hỏi đấy là loại chim gì mà hót hay như vậy ?  Những người dân địa phương trả lời :  Đấy là tiếng hót của chim Minh Nguyệt.

          Có một lần khác khi đi thăm một vườn trồng hoa, thấy mọi người đang bắt sâu, đó là một loại sâu lạ nằm giữa bông hoa để ăn nhụy. Ông hỏi đó là sâu gì thế ? Những người nông dân trả lời :  Đó là sâu Hoàng Khuyển. Thì ra trên thực tế có cả loại chim Minh Nguyệt và loài sâu Hoàng Khuyển thật. Vì tự cao không hiểu hết ý và tự sửa bài thơ của Vương An Thạch, làm sai nội dung và tứ thơ hay của bài thơ !

          Thời gian trôi đi, khi mùa đông phương Bắc lạnh lẽo tràn về, Tô Đông Pha ngồi trong nhà nhìn ra ngoài thấy tuyết trắng xóa bay đầy trời và ở dưới vườn nhà những cánh hoa cúc bị tuyết bám vào rụng rơi lả tả. Nhà thơ lại giật mình lần nữa và không tránh được tiếng thở dài, thì ra có hoa cúc rụng thật. Chỉ có điều là nó rụng trong hoàn cảnh và môi trường như thế nào mà thôi.

          Ông ngồi suy nghĩ và hồi tưởng lại những sự việc đã diễn ra trong thời gian vừa qua, thấy rõ sự hiểu biết quá cạn cợt của mình, nghĩ việc mình được bổ nhiệm làm quan nơi xa xôi, được tiếp xúc, du ngoạn và được đón tiếp thịnh tình lại có thêm nhiều hiểu biết và những vốn sống phong phú ở một vùng thiên nhiên kỳ thú nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt này. Tô Đông Pha bỗng nhận ra bạn mình Vương An Thạch, quan Tể tướng – Nhà văn không phải là người tầm thường, không phải trả thù hay “đầy” mình lên biên cương mà chính là quan tâm tạo điều kiện cho mình đi “thực tế” để có thêm vốn sống và kiến thức từ trong dân gian.

          Vừa thấm thía, vừa biết ơn cộng với sự cảm phục, nhà thơ Tô Đông Pha liền ngồi viết thư tạ lỗi với tể tướng Vương An Thạch.

          Sưu Tầm

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
敬 弔 覺 靈 洞 宣
Xuân Giáp Thìn – 2024
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu . . . ?
Đọc bài thơ “Gió Giao Mùa” của Thi Sĩ áo nâu Điều Ngự Tử Tín Nghĩa
Bài Thơ Ngắn 2 (Sonnet 2) Của Shakespeare - Sự Tàn Phá Của Thời Gian
Bài Thơ “Nói với em lớp sáu”
Chuẩn Bị Chào Đón Ưu Đàm Nở
Ba Tháng Xuân Quý Mão
Chuẩn Bị Chào Đón Ưu Đàm Nở
Ba Tháng Xuân Quý Mão
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3150092
Có -637 Khách Đang Online